[Xem Ngay] 4 Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất năm 2021

[Xem Ngay] 4 Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất năm 2021

Tác giả: Huy Hoàng Phát

4 cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay

Chống thấm nhà vệ sinh là một trong những công việc rất quan trọng, không thể bò qua trong quá trình xây dựng. Thi công chống thấm quyết định đến thẩm mỹ, chất lượng và độ bền vững lâu dài của công trình. Nếu để tình trạng nước xâm nhập vào tường nhà tạo độ ẩm thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.

Chúng tôi bằng kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chống thấm. Qua quá trình thi công nhiều hạng mục chống thấm khác nhau đã tìm ra các phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.

4 cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay

1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò bitum:

B1. Vệ sinh bề mặt cần thi công chống thấm. Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không còn bụi bẩn hoặc bám dầu mỡ. Các chỗ lồi lõm cần được đục bỏ và trát lại bằng phẳng bằng vữa pha trộn phụ gia.

B2. Sử dụng đèn khò nóng khí gas để làm nóng bề mặt sàn trước khi thi công chống thmas

B3. Tiến hành quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn

B4. Sử dụng máy khò nóng đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều. Rồi dính xuống mặt sàn, đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.

B5.Tại chỗ cổ ống cần dán kỹ để tránh nước thấm quanh cổ ống. Tốt nhất nên sử dụng gioăng trương nở để quấn xung quanh tránh bị nước rò rỉ ra.

B6. Tại các chân tường thì dán lên cao khoảng 15-20cm. Để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tường được khít, không con kẽ hỡ gây thấm dột.

B7. Sau khi thi công dán màng khò nóng xong thì tiến hành trát lớp xi măng cát lên bề mặt. Đểbảo vệ lớp màng chống thấm.

4 cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay

4 cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay

2. Chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh

Trước tiên thi công 1 lớp vữa mỏng trong cùng đều phẳng. Khi vữa còn đang ướt thì ta tiến hành đặt phẳng lưới thủy tinh lên trên bề mặt vữa này. Theo chiều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải hay ngược lại. Tấm lưới thủy tinh trải sau đặt chồng lên tấm lưới trải trước ít nhất 10cm.

Khi tấm lưới thủy tinh bám vào bề mặt của lớp vữa lót trong cùng thì tiến hành thi công lớp vữa hoàn thiện bên ngoài.

Chờ đến khi lớp vữa khô hoàn toàn thì tiến hành thi công các hạng mục khác. Tránh tác động bề mặt tường khi lớp vữa còn ướt sẽ gây nứt nẻ, sủi bọt khí.

3. Sử dụng keo silicone chống thấm cổ thoát sàn nhà vệ sinh:

Chuẩn bị bề mặt sàn nhà, nếu có bụi bẩn hoặc chất kính khác (dầu mỡ, xăng nhớt,..). Thì cần được vệ sinh và làm sạch triệt để

Tưới nước bão hòa lên bề mặt sàn nhà, lưu ý không để nước bị ứ đọng.

Tiến hành pha trộn keo chống thấm với xi măng theo tỉ lệ 1kg keo chống thấm trong 0,15 lít nước. Sau đó, cho từ từ 1,5kg xi măng đen mác cao vào và khuấy đều.

Sử dụng bay trét hỗn hợp chống thấm trên lên bề mặt sàn nhà theo định mức 0,5kg/m2/lớp

Sau 4 giờ, khi lớp chống thấm thứ nhất khô. Thì tiếp tục trét lớp thứ 2 lên với định mức 0,5kg/m2/lớp. Khi lớp chống thấm thứ 2 khô hoàn toàn thì tiến hành trát vữa xi măng hay lát gạch nền lên bề mặt sàn nhà. 4 cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay

4. Phương pháp dùng Kova ngăn ngấm nước nhà vệ sinh:

Chuẩn bị bề mặt thi công:

Với nhà vệ sinh cũ, bạn cần làm sạch nền và tường nhà. Để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc sau đó trám lại bằng bột bả.

Đối với nhà vệ sinh mới, bạn chỉ cần đợi cho bề mặt sàn và tường khô. Sau đó tiến hành thi công chống thấm. Thời gian cần thiết để tường khô và ổn định là 21 ngày.

Quy trình thi công chống thấm:

Sử dụng hỗn hợp cát + xi măng để trát bo dốc chân tường cho đều.

Pha hỗn hợp kova chống thấm theo hướng dẫn của từng loại vào hỗn hợp vữa xi măng và cát đã được trộn đều. Tiến hành khuấy hỗn hợp này thành dạng sệt.

Sử dụng bay để phủ hỗn hợp lên trên bề mặt ở các vị trí cần xử lý. Lưu ý ở các vị trí phức tạp như cổ ống xuyên sàn nhà vệ sinh cần được phủ kỹ và đều.

Lớp thứ 2 quét cách lớp thứ nhất từ 2-3 giờ với định mức là 1,8 – 2kg/m2/2 lớp. Độ dày màng từ 1-1,2 mm. Khi quét cần lưu ý quét sao cho lớp sau vuông góc với lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí.

Sau khi lớp chống thấm khô thì tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24 giờ và nghiệm thu chất lượng công trình.

Bên trên công ty Huy Hoàng Phát đã chia sẻ đến mọi người 4 cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, chuyên nghiệp, triệt để. Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích giúp mọi người chọn được giải pháp phù hợp cho nhà mình.

=> Xem thêm phương pháp chống thấm sân thượng

Rate this post

Thẻ liên quan :

Add Comment

Bài viết liên quan

Câu hỏi thường gặp

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dành cho khách hàng cũng như người cần tư vấn

❖ TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN DỊCH VỤ HUY HOÀNG PHÁT

❖ KHI NÀO BẠN CÓ NHU CẦU SỬA CHỮA NHÀ CỬA ?

❖ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM ĐƠN VỊ SỬA CHỮA NHÀ TỐT NHẤT

❖ LÀM VIỆC VỚI ĐƠN VỊ SỬA CHỮA NHƯ NÀO CHO ĐÚNG