Trong kinh doanh rất nhiều người hay nhắc về lũy kế. Nhưng lũy kế là gì thì vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ. Vậy lũy kế là gì? Lũy kế có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp không? Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé
Mục lục
Lũy kế là gì?
– Lũy kế là gì? Các bạn có thể hiểu lũy kế là lũy tiến được cộng dồn liên tiếp nhau. Hay cũng có thể hiểu lũy kế là số liệu tổng hợp phần trước được đưa vào tính toán ở kỳ sau. Ví dụ như: Tiền lãi của tháng 1 là 3 triệu đồng, tháng 2 có lãi là 4 triệu đồng. Nếu lãi tháng 1 chưa được trả thì sẽ được lũy tiến cộng vào cho tháng 3. Tổng số lãi của tháng 3 là 6 triệu đồng
– Đối với nền kinh tế thì việc biết được doanh thu sẽ giúp cho đơn vị đứng vững hơn trong kinh doanh. Có thể quản lý, kiểm soát được thu chi cho đơn vị kinh doanh của mình. Đối với cá nhân thì việc quản lý thu chi cũng sẽ giúp cá nhân quản lý mức thu nhập của mình tốt hơn
Công thức để tính lũy kế
– Trong lĩnh vực kinh tế thì lũy kế sẽ được tính toán theo công thức dưới đây:
Các phát sinh trong kỳ đó + Lũy kế của các tháng trước đó = Lũy kế
– Ví dụ:
- Lương quý 1: 6 triệu
- Lương quý 2: 12 triệu
- Lương quý 3: 6 triệu
⇒ Lũy kế cả năm = 6+12+6 = 24 triệu
Một số khái niệm về các dạng lũy kế
Lợi nhuận lũy kế
Lợi nhuận lũy kế có thể hiểu là số chi phí được cộng từ đầu kỳ. Sau khi đã trừ cho những khoản lãi. Lợi nhuận lũy kế cũng gần giống với lợi nhuận chưa được phân phối hoặc lợi nhuận giữ lại
Lũy kế khối lượng
Lũy kế khối lượng là số chi phí doanh nghiệp, công ty đã hoàn thành. Được tính từ đầu kỳ cho đến cuối kỳ và cộng với chiết khấu phần tiền đã tạm ứng. Sau đó được cộng với giá trị được đề nghị thanh toán ở kỳ hiện tại
Khấu hao lũy kế
– Có thể hiểu khấu hao lũy kế là cách các doanh nghiệp thu hồi dần những giá trị tài sản cố định. Đã đầu tư trong gói đầu tư. Từ đó sẽ mang lại lãi cho toàn bộ doanh nghiệp của mình
– Khấu hao lũy kế là tổng của các khấu hao tính trong từng năm. Sau đó thì cộng phần khấu hao của từng năm lại đến khi được thanh toán
Lỗ lũy kế là gì?
– Lỗ lũy kế là sự suy giảm tài sản của doanh nghiệp trong suốt thời gian đầu tư hoặc kinh doanh sản xuất. Giá trị này thông thường sẽ được ghi trên sổ sách nhiều hơn so với giá trị thực tế thu hồi lại được của tài sản đó. Khi quyết định đầu tư bạn cần phải cân nhắc nắm chính xác những yếu tố này. Để tính toán cho phù hợp. Tránh trường hợp tính sát với thông tin ghi chép trong giấy tờ. Sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị chung sau một lần đầu tư
– Ví dụ cụ thể để các bạn dễ hiểu như sau: Doanh nghiệp của bạn mua các thiết bị, máy móc để phục vụ quá trình sản xuất giấy. Thời gian khấu hao của tài sản là 5 năm. Tuy nhiên đến năm thứ 4 thì tài sản đã hao mòn và không còn giá trị sử dụng. Như vậy thì tài sản hao mòn nhanh hơn giá trị biểu thị. Điều này sẽ dẫn đến khoản lỗ lũy kế cho doanh nghiệp của bạn
– Lỗ lũy kế có thể được tính toán theo công thức sau:
Giá trị trên sổ CGU – giá trị thu hồi CGU = Lỗ lũy kế
- Trong đó CGU: đơn vị phát sinh ra tiền
Thuế lũy kế
Thuế lũy kế là định mức thuế được áp dụng cho những doanh nghiệp, công ty. Đã được nhà nước có thẩm quyền quy định theo từng cấp bậc, từng hạng mục khác nhau. Thuế lũy kế sẽ tăng giảm còn tùy vào mức nhà nước điều chỉnh
Lãi lũy kế nghĩa là gì?
– Có thể hiểu lãi lũy kế là tài sản có sự gia tăng. Những giá trị của tài sản được tăng vượt mức so với các giá trị ghi trên sổ sách. Việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Sẽ giúp cho doanh nghiệp bù trừ qua những khoản lỗ khác
– Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn sản xuất ngành hàng thời trang. Bạn cần mua sắn thiết bị, máy móc để sản xuất thời trang với thời hạn giá trị là 6 năm. Nhưng doanh nghiệp của bạn sử dụng máy móc vượt hạn mức đến 7 năm. Tổng sản phẩm vẫn được sản xuất đầy đủ mà không bị thiếu hụt hay ảnh hưởng gì. Có nghĩa là giá trị của các thiết bị, máy móc vẫn được giữ nguyên dù đã hết thời gian sử dụng. Như vậy doanh nghiệp của bạn sẽ có thêm phần lãi lũy kế. Giá trị này thường sẽ rất ít phát sinh vì máy móc phải thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa,…
– Các bạn có thể tính lãi lũy kế như sau:
Giá trị trên sổ CGU + giá trị thu hồi CGU = Lãi lũy kế
- Trong đó CGU: đơn vị phát sinh ra tiền
Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu một số thông tin về lũy kế. Qua đây có lẽ đã giúp các bạn hiểu được lũy kế là gì? Hy vọng nội dung chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ bổ sung thêm cho bạn một số thông tin vô cùng hữu ích. Để giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về mức thu nhập của các doanh nghiệp
Nếu cần được tư vấn gì thêm thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé.