#3 Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất hiện nay 2021

3 Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất

Tác giả: Huy Hoàng Phát

Học cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh là một trong những công việc quan trọng nhất khi xây nhà. Nó quyết định đến chất lượng và độ bền vững của công trình. Rất nhiều những ngôi nhà thường phải sửa chữa lại là do bị thấm nhà vệ sinh. Dẫn tới bị thấm trần, thấm tường, ẩm mốc nhà, sàn gỗ, thạch cao… Chưa nói tới yếu tố chi phí thì việc sửa chữa chống thấm lại nhà vệ sinh gây ra rất nhiều phiền toái. Vì khi sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh phải tháo dỡ các thiết bị vệ sinh, bồn tắm, đục nền, đảo lộn đến sinh hoạt của gia đình. Vì vậy công tác chống thấm nhà vệ sinh cần chú trọng ngay từ khi nhà mới xây. Nên chọn phương pháp tốt để độ bền chống thấm được lâu dài.

Xem thêm báo giá chống thấm nhà vệ sinh tại đây

Nguyên nhân dẫn đến việc thấm sàn nhà vệ sinh

  • Nhà vệ sinh, toilet là nơi được lắp nhiều thiết bị dùng nước như vòi, van, thoát sàn, bể xục, đường nóng lạnh… Nên các khu vực này thường xuyên ẩm ướt.  Và có nhiều cổ ống đâm xuyên hay đâm ngang tường, dầm nhà.
  • Chính vì vậy, nhà vệ sinh là nơi dễ xảy ra hiện tượng ẩm ướt nhất. Một trong những nguyên nhân chính gây thấm sàn nhà vệ sinh là do quá trình thi công ẩu. Không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như quét lớp bảo vệ mỏng, không vệ sinh kỹ cổ ống. Hoặc quá trình thi công tường không đạt yêu cầu gây nứt tường. Các lớp bo không kỹ, dùng các loại vật liệu rẻ tiền…
  • Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân khác gây lên như rong gạch lâu ngày sử dụng bị thối. Nước sẽ thấm qua mạch thối đó ra ngoài. Dẫn đến tình trạng sàn nhà bị ẩm ướt, rêu mốc, mùi hôi khó chịu.
  • Nhà vệ sinh thường xuyên diễn ra các hoạt động sinh hoạt của con người và tiếp xúc với nguồn nước. Hệ thống ống dẫn nước cũng không ít ở khu vực này. Nên việc rò rĩ, hoặc hỏng ống nước là một tác nhân phổ biến gây ra thấm nhà vệ sinh.

3 Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả & triệt để nhất

1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng sản phẩm gốc xi măng

Bưới 1: Xử lý bề mặt nhà vệ sinh bằng cách loại  bỏ các tạp chất, bê tông đã hư yếu. Nhằm đảm bảo chất chống thấm liên kết tốt với bề mặt. Cần khoan và loại bỏ các lớp vữa hư hỏng.

Bước 2: Dùng một chút nước để tạo độ ẩm cho mặt cần chống thấm, cần có độ ẩm nhất định. Để chất chống thấm tiếp xúc với bề mặt.

Bước 3: Quét hai lớp chống thấm từ trên xuống dưới và vuông góc với nhau. Bạn phải đảm bảo lớp chống thấm thứ nhất khô thì mới quét tiếp lớp thứ 2. Không cần quét quá dày chỉ cần dày khoảng 1mm để tránh lãng phí.

Bước 4: Sau khi chống thấm xong không nên để bề mặt chống thấm khô quá nhanh bằng cách phun nước liên tục lên.

2. Chống thấm nhà vệ sinh bằng goá chất CT-11A

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:

Bề mặt thi công cần được làm sạch sẽ trước khi bước vào công đoạn áp dụng vật liệu chống thấm vào. Làm sạch các vết bụi bẩn, rong rêu, kiểm tra tình trạng của gạch ốp ở sàn,…

Bước 2: Phủ 3 lớp chống thấm CT-11A  sàn lên toàn bộ sàn, mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ.

Bước 3: Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm đồng thời để lót gạch, hoặc phủ sơn men KL-5NT

Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh

Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh

3. Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng hoặc lạnh

Bước 1: Quét lớp tạo dính:

  • Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng.
  • Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).
  • Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.

Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum:

  • Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán.
  • Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.
  • Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán.
  • Và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
  • Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định.
  • Rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoặc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính).
  • Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
  • Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng.
  • Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này.
  • Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao.
  • Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
  • Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò.
  • Để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.

=> Đây là những phương pháp chống thấm hiệu quả mà công ty chúng tôi đã thi công cho hàng ngàn công trình. Nếu nhà bạn đang gặp tình trạng thấm nước. mà chưa tìm được đơn vị nào để khắc phục tình trạng trên. Hãy nhấc máy gọi cho công ty chống thấm Huy Hoàng Phát để được sửa chữa nhanh nhất. Đảm bảo chất lượng, chuyên nghiệp, bảo hành lâu dài nhất.

Rate this post

Thẻ liên quan :

Add Comment

Bài viết liên quan

Câu hỏi thường gặp

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất dành cho khách hàng cũng như người cần tư vấn

❖ TẠI SAO BẠN NÊN CHỌN DỊCH VỤ HUY HOÀNG PHÁT

❖ KHI NÀO BẠN CÓ NHU CẦU SỬA CHỮA NHÀ CỬA ?

❖ LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM ĐƠN VỊ SỬA CHỮA NHÀ TỐT NHẤT

❖ LÀM VIỆC VỚI ĐƠN VỊ SỬA CHỮA NHƯ NÀO CHO ĐÚNG